Tôi bận rộn với chuyện học hành, chuyện bạn bè, chưa một lần tôi hỏi mẹ thích ăn gì, chưa một lần tôi lắng lòng mình lại để thấy những hy sinh mà mẹ dành cho tôi.
Ở nhà tôi, mẹ là người làm ra những món ăn thơm ngon cho cả nhà. Khi thì cá nướng, khi thì gà kho, vịt nấu chao, ếch xào xả ớt,… Những món ăn dọn ra bàn thơm ngon nức mũi, cả nhà ai cũng thích, nhưng giai đoạn giết thịt những con vật ấy luôn làm tôi sợ hãi. Mỗi khi cắt cổ gà, mẹ hay bảo tôi giữ chặt hai chân gà lại, nhìn con gà kêu la thất thanh, máu tuôn theo con dao ròng ròng là tôi sợ xanh mặt mũi.
Ở nhà tôi, mẹ là người làm ra những món ăn thơm ngon cho cả nhà. Khi thì cá nướng, khi thì gà kho, vịt nấu chao, ếch xào xả ớt,… Những món ăn dọn ra bàn thơm ngon nức mũi, cả nhà ai cũng thích, nhưng giai đoạn giết thịt những con vật ấy luôn làm tôi sợ hãi. Mỗi khi cắt cổ gà, mẹ hay bảo tôi giữ chặt hai chân gà lại, nhìn con gà kêu la thất thanh, máu tuôn theo con dao ròng ròng là tôi sợ xanh mặt mũi.
Tôi tự nhận thấy mình cũng là một người yêu động vật lắm, hồi đó, tôi rất thích nuôi những con vật nhỏ. Từ gà con, vịt con, baba, rùa, cho đến thỏ, chim... Mẹ tôi không thích tôi nuôi những con vật đó, mẹ bảo những con vật bán lề đường mang sẵn bệnh trong người, mình nuôi như vậy là “mắc nợ” nó, mình không biết chăm sóc thì nó sẽ chết, rất tội nghiệp. Nhưng lúc đó tôi chỉ mới học tiểu học, vẻ dễ thương của những chú thú cưng làm tôi có còn biết gì nữa đâu. Tôi cứ nuôi. Cho đến một ngày, những con gà, con vịt lớn lên, mấy thằng quậy phá trong xóm bắt đi hết. Tôi khóc hết nước mắt. Rồi chú rùa của tôi bị bệnh gì đó mà dưới chiếc mai cứng chi chít những lỗ lớn nhỏ, rồi rùa chết. Lúc tôi mang chú ra bờ sông thả xuống, tôi đứng khóc như mất đi một người bạn thân. Đỉnh điểm là vào những ngày mưa dầm, mưa xối xả suốt đêm, hai chú thỏ con màu trắng của tôi yếu dần. Trưa hôm đó chú thỏ bắt đầu nằm vật vờ, mẹ nói rằng nó bị tiêu chảy do ăn đọt rau muống. Tôi đút sữa cho chú uống, nhưng sữa cứ tràn ra, phần thân dưới bết dính nước bẩn, rồi chú co giật từng cơn, mắt trợn ngược. Hình ảnh đó ám ảnh lấy tôi, từ đó trở về sau, tôi không bao giờ nuôi bất cứ một con vật nào nữa.
Rồi tôi cũng lớn lên, bên cạnh nhà tôi có một dì hàng xóm theo đạo Phật. Dì bật những đĩa giảng kinh thật lớn cho những nhà bên cạnh cùng nghe. Tôi nghe mãi những giáo lý ấy, cộng với những ám ảnh trong tuổi thơ, thành ra tôi rất nhát tay, không dám giết một con vật nào. Tôi không đập được đầu cá, tôi không dám cắt cổ gà, cổ vịt. Lúc những con vật ấy giãy chết, tôi vừa sợ vừa thương, nhìn chúng mà nước mắt ứa ra. Ấy vậy mà mẹ tôi rất “anh hùng”, mẹ không sợ máu chảy, mẹ không sợ nhìn những con vật ấy đau đớn chết đi từ từ.
Thời gian sau này, ngoài chợ người ta có luôn dịch vụ giết thịt, mẹ chỉ cần đi chọn rồi người bán sẽ sơ chế cho mẹ. Mẹ không phải giết những con vật đó nữa, nhưng nhìn mẹ chặt khúc, rửa máu, đánh vảy tôi vẫn rất khâm phục sự dũng cảm của mẹ. Một lần, dì hai ở quê cho nhà mấy con cua biển, mẹ quyết định làm cua rang me cho tôi và em tôi ăn. Vì của dì cho nên những con cua tất nhiên còn sống. Mẹ bảo tôi đi đâm cua, tôi nhăn nhó không muốn làm, mẹ bảo: “Làm đi cho biết, con gái lớn rồi”. Tôi dùng dằn, méo mặt, đấu tranh tâm lý lắm tôi mới ấn dao xuống được, tôi cảm nhận rõ ràng một cảm giác tội lỗi dâng lên trong lòng khi mà phạm tội “sát sanh”. Tự nhiên tôi giận mẹ, sao mẹ lại bảo tôi làm việc tôi không thích chứ. Tôi hỏi mẹ: “Mẹ ơi, sao mà mẹ giết được mấy con này, mẹ không sợ sao?”. Mẹ tôi vừa rửa cua vừa trả lời tôi: “Hồi đó mẹ cũng sợ, nhưng mà sau này chừng nào con của con muốn ăn tự nhiên con biết làm thôi”.
Thời gian sau này, ngoài chợ người ta có luôn dịch vụ giết thịt, mẹ chỉ cần đi chọn rồi người bán sẽ sơ chế cho mẹ. Mẹ không phải giết những con vật đó nữa, nhưng nhìn mẹ chặt khúc, rửa máu, đánh vảy tôi vẫn rất khâm phục sự dũng cảm của mẹ. Một lần, dì hai ở quê cho nhà mấy con cua biển, mẹ quyết định làm cua rang me cho tôi và em tôi ăn. Vì của dì cho nên những con cua tất nhiên còn sống. Mẹ bảo tôi đi đâm cua, tôi nhăn nhó không muốn làm, mẹ bảo: “Làm đi cho biết, con gái lớn rồi”. Tôi dùng dằn, méo mặt, đấu tranh tâm lý lắm tôi mới ấn dao xuống được, tôi cảm nhận rõ ràng một cảm giác tội lỗi dâng lên trong lòng khi mà phạm tội “sát sanh”. Tự nhiên tôi giận mẹ, sao mẹ lại bảo tôi làm việc tôi không thích chứ. Tôi hỏi mẹ: “Mẹ ơi, sao mà mẹ giết được mấy con này, mẹ không sợ sao?”. Mẹ tôi vừa rửa cua vừa trả lời tôi: “Hồi đó mẹ cũng sợ, nhưng mà sau này chừng nào con của con muốn ăn tự nhiên con biết làm thôi”.
Tôi sững người nhìn mẹ. Mẹ vẫn cắm cúi ngoài sau hè, dáng mẹ ngồi đó, tiếng nước chảy đều đều. Tự nhiên, tôi lại thấy mẹ mình thật cô đơn. Mẹ cũng từng một thời con gái như tôi, cũng yếu lòng, cũng sợ máu, sợ gián, cũng khóc, cũng yêu. Điều gì đã biến một cô gái yếu mềm trở thành một người mẹ không bao giờ sợ, nghĩ đến điều đó chợt tôi nấc nghẹn ngào. Mẹ tôi thương tôi, lo lắng chăm sóc tôi đến quên mình. Lần đầu tiên thấy gà giãy chết, mẹ chắc cũng sợ lắm, lúc đó ai ở bên mẹ, vỗ về mẹ như mẹ đã vỗ về tôi khi tôi khóc thương những con vật nhỏ? Chẳng có ai, chỉ có tình yêu mẹ dành cho tôi khuất lấp đi những nỗi sợ hãi mà thôi. Nhìn lại bản thân, tôi thấy mình thật vô tâm, tôi đã làm gì được cho mẹ đâu. Tôi bận rộn với chuyện học hành, chuyện bạn bè, chưa một lần tôi hỏi mẹ thích ăn gì, chưa một lần tôi lắng lòng mình lại để thấy những hy sinh mà mẹ dành cho tôi, chưa một lần tôi có đủ thời gian nhìn kỹ vào khóe mắt đã hằn vết chân chim của mẹ để thấy trong đó là bao nhiêu lo lắng, nhọc nhằn. Tôi thương mẹ quá, cố nén nước mắt, tôi cười thật tươi nói với mẹ: "Mẹ, thôi mẹ nghỉ đi con làm tiếp cho", "Biết làm không mà đòi làm đó cô nương", mẹ nói. "Hihi, không biết thì có mẹ chỉ con mà, để hôm nay con làm cho mẹ ăn ngon nhé mẹ". Mẹ tôi cười nụ cười hiền, lần đâu tiên tôi thấy mẹ tôi cười như thế.
>>> tuổi thơ trở lại
0 Response to "Sống chậm lại để thấy những hy sinh mà mẹ dành cho tôi"
Đăng nhận xét